Trung Quốc Quận_vương

Như một quân chủ

Vương là xưng vị cao nhất của các vị Thiên tử Trung Hoa kể từ đời nhà Thương cho đến trước thời Tần Thủy Hoàng.

Trước đời nhà Thương, các vị thiên tử Trung Hoa được gọi là Hoàng (皇) hoặc Đế (帝). Khi Thiên tử còn sống thì gọi là Hậu (后), khi qua đời thì gọi là "Đế", từ giữa nhà Thương thì đặt tôn xưng Vương. Các Thiên tử nhà Chu đều xưng là Vương, kể cả khi còn sống hay đã qua đời, do đó trong thời kỳ ấy không có ["tước Vương"], vì đó ám chỉ Thiên tử rồi.

Nhưng khi nhà Chu suy yếu ở thời Đông Chu, các chư hầu vốn chỉ cao nhất là Công tước, nay cũng tự thấy vị thế của mình không đáng phải thần phục nhà Chu nữa mà bắt đầu xưng Vương, sớm nhất trong số đó là Sở Vũ vương. Điều này dựa trên việc khi này nước Sở đã làm chủ phương Nam, quốc lực cường thịnh, có thể thấy mình ngang với Thiên tử mà xưng làm Vương, nhưng vị hiệu [Vương] này của các Vua Sở cũng chỉ là tự xưng chứ không phải thụ phong, và triều đình nhà Chu cùng những thế lực chống phá nước Sở không công nhận việc tự xưng này. Khi Đông Chu bắt đầu đi vào giai đoạn giữa, không chỉ Sở mà đến nước Tần cũng xưng Vương, đến thời Chiến Quốc thì cả 7 nước chư hầu lớn đều xưng Vương.

Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, do ông thấy tước Vương đã không còn đủ tôn quý dành cho Thiên tử, nên quyết định lập tước vị Hoàng đế, thì Vương trở thành danh hiệu cao thứ hai, dùng để phân phong cho các Hoàng tử được ban đất phong, đây là mô phỏng theo chế độ chư hầu của nhà Chu.

Như một hoàng thân hoặc chư hầu

Thời Tào NgụyTây Tấn, triều đình Trung Hoa bắt đầu hình thành hai cấp tước Vương; lớn nhất là phong hiệu một chữ ["Nhất tự vương"; 一字王], tức lấy tiểu quốc mà cấp làm đất phong, cũng gọi Thân vương (親王). Loại thứ hai là phong hiệu hai chữ của quận, huyện làm đất phong, tức ["Nhị tự Vương"; 二字王], cũng gọi Quận vương (郡王). Tước Quận vương khi ấy dùng cho con cháu kế tự của Thân vương, hoặc cũng dùng để phong cho công thần. Mô thức này kéo dài đến hết nhà Minh. Sang thời nhà Thanh, các tên hiệu của tước Vương đa phần chỉ còn mà mỹ hiệu mà không phải địa danh, tương tự Công chúa.

Các triều đại sau dùng tước Vương trong rất nhiều trường hợp, tỉ mỉ như sau:

  1. Phong cho các Hoàng tử, dù người này có thể có đất đai cụ thể với tư cách là chư hầu; hoặc chỉ là chức danh Vương trên danh nghĩa và hưởng chế độ bổng lộc chứ không có ấp phong thực địa riêng. Theo đầu thời nhà Hán, di huấn của Hán Cao Tổ Lưu Bang có nói rõ, không phải họ Lưu thì không phong Vương.
  2. Phong cho quyền thần khác họ. Nhiều trong số những người khác họ với hoàng tộc được ban tước Vương do tác động, đòi hỏi của chính họ với vai trò quyền thần và Hoàng đế phải làm theo đề nghị phong vương của họ, dù không mong muốn như vậy. Trường hợp điển hình của các quyền thần ép vua phong Vương là Tào Tháo ép Hán Hiến Đế phong mình làm "Ngụy vương", từ đó cũng tạo ra tiền đề quyền thần có tước Vương dù không phải người trong hoàng thất. Tiếp theo đó, Tư Mã Chiêu ép Ngụy Nguyên Đế phong mình làm "Tấn vương", Lưu Dụ ép Tấn An Đế phong làm "Tống vương"...
  3. Phong cho công thần khác họ. Hầu hết các trường hợp quyền thần sau khi được phong Vương đều đã cướp ngôi Hoàng đế hoặc để tránh mang tiếng đã để lại việc cướp ngôi đến đời con mới thực hiện. Một số trường hợp ít hơn là các công thần được vua ban cho ân sủng nhờ công lao lớn đối với triều đình, điển hình nhất trong lịch sử Trung QuốcQuách Tử Nghi được Hoàng đế nhà Đường ân phong là "Phần Dương vương" vì có công dẹp loạn An Sử.
  4. Trong một số trường hợp khác, việc ban tước Vương của hoàng đế Trung Hoa nhằm đổi lấy hòa bình, hạn chế sự chống đối của các lực lượng cát cứ. Điển hình là trường hợp tướng Sử Tư Minh dưới quyền An Lộc Sơn làm phản nhà Đường, sau đó mang 10 vạn quân và 13 quận Hà Bắc rộng lớn về hàng. Nhà Đường phong cho Tư Minh làm "Quy Nghĩa vương" để vỗ về.
  5. Tước hiệu Hoàng đế Trung Quốc ban cho các quân chủ nước chư hầu xung quanh mà Trung Quốc không thể xâm chiếm để trực tiếp cai trị như với các quận, huyện tại nước mình, hay thời Trung Quốc chia thành nhiều nước trong đó có nước lớn và nước nhỏ mà nước lớn không thể xâm chiếm lãnh thổ nước nhỏ đó (như trường hợp thời Tam quốc Ngụy Đế Tào Phi phong cho Tôn Quyền làm "Ngô vương" là nước nhỏ hơn nhưng không thể xâm chiếm). Một số trường hợp khác là Hoàng đế Trung Quốc phong cho các Hoàng đế Việt Nam làm "Giao Chỉ quận vương" (交阯郡王) hay "An Nam quốc vương" (安南國王) - một cách thừa nhận độc lập trên thực tế, lệ thuộc trên danh nghĩa.

Đặc biệt, trong lịch sử Trung Hoa có một tước vị cao hơn Vương nhưng thấp hơn Hoàng Đế. Tước vị này chỉ phong cho con cháu của Khổng Tử, gọi là Diễn Thánh Công (衍聖公). Vào thời Thanh, địa vị của Diễn Thánh Công lên đến tột đỉnh. Xa giá của Diễn Thánh Công có thể đi thẳng qua cổng chính Ngọ Môn, nơi chỉ dành riêng cho Hoàng Đế.